Các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm như: không bị cong vênh, mối mọt hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã. Đặc biệt, mỗi loại cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bạn hãy cùng với MUB Design tìm hiểu ưu và nhược điểm của các lớp phù bề mặt gỗ công nghiệp qua bài viết dưới đây

Các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp

1. Vật liệu phủ bề mặt Laminate

Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp giấy nền, lớp phim tạo màu và lớp phủ ngoài, két hợp với nhau bởi keo chuyên dụng, ép dưới nhiệt độ, áp suốt cao tạo nên liên kết chặt chẽ, vững chắc.
Laminate có hơn 1000 mã màu khác nhau, là loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp có tính năng ưu việt và màu sắc hoa, văn đa dạng. 

Cấu tạo Laminate

Ưu điểm của Laminate:

- Màu sắc đa dạng, bắt mắt, từ bóng, mịn đến vân nổi, vân gỗ, vân đá…  
- Có khả năng uốn cong, dẻo dai, đặc tính này bạn không thể tìm thấy ở gỗ tự nhiên.
- Chịu xước và chịu lực tốt, chống cong vênh co ngót, khó phai màu, tuổi thọ cao.
- Chịu nhiệt tốt và chống tĩnh điện.
- Dễ dàng vệ sinh.

Nhược điểm Laminate:

- Giá thành khá cao.
- Đòi hỏi thợ có tay nghề cao, kỹ thuật dán hiện đại.
- Dễ bị bong, phồng trong môi trường ẩm ướt.
- Không phù hợp với phong cách cổ điển hay tân cổ điển.

2. Vật liệu phủ Acrylic

Acrylic là vật liệu đứng đầu về độ bền trong các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp. Được biết đến là loại vật liệu của phong cách song trọng, hiện đại. Có khả năng đàn hồi cao, chịu nhiệt tốt, có tính bóng. Màu sắc phong phú, đa dạng với 35 màu khác nhau bao gồm màu trơn, vân gỗ, vân đá… Có những tấm Acrylic được sản xuất dài đến 2,8 m và được sử dụng trong các đồ nội thất như tủ bếp, tủ quần áo kịch trần giúp không gian hiện đại, sang trọng.
Acrylic gồm 3 loại: pha lê, chống trầy, bóng gương; tùy thuộc vào mục đích sử dụng để lựa chọn loại phù hợp.
Cấu tạo gỗ Acrylic gồm cốt gỗ công nghiệp (có thể là nhựa Picomat, MDF hoặc HDF, phổ biến nhất là MDF) và bề mặt phủ Acrylic.
Ưu điểm Acrylic:
- Màu sắc đa dạng, không bay màu, tuổi thọ cao, đặc biệt với căn hộ chung cư tuổi thọ có thể lên tới 20 năm.
- Bề mặt sáng bóng dễ dàng vệ sinh..
- Hạn chế cong vênh, chống ẩm mốc.
- Chịu được tác động mạnh và an toàn trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm Acrylic
- Chỉ phù hợp với các phong cách thiết kế hiện đại.
- Giá thành nội thất Acrylic cao.
- Cần máy móc hiện đại có độ chính xác cao để sản xuất.
- Bề mặt bị xước sẽ rất khó để xử lý.

Cánh tủ  được làm bằng gỗ công nghiệp phủ Acrylic

3. Veneer

Cấu tạo veneer: Là lớp mỏng 0,3 đến 1mm được bóc ra từ gỗ tự nhiên, sau đó được ép lên bề mặt gỗ công nghiệp (gỗ MDF, HDF hay gỗ ván ép). Sau khi được lạng ra, sẽ được gia công theo tiêu chuẩn, loại bỏ vi khuẩn trong gỗ, giúp tăng tuổi thọ và độ bền.
Tính chất: Do bản chất bề mặt của venee là gỗ tự nhiên do vậy được ứng dụng trong việc sử dụng để hoàn thiện bề mặt nội thất.
Veneer được nhiều khách hàng lựa chọn do tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại sự sang trọng của vân gỗ tự nhiên.

Kệ tivi gỗ Venneer Óc Chó

Ưu điểm:

- Giá thành phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

- Công nghệ sản xuất hiện đại giúp gỗ bền, chống cong vênh.

Nhược điểm

- Bề mặt gỗ mỏng nên dễ bị sứt mẻ, rạn nứt.
- Khả năng chịu nhiệt và chịu nước kém.
Ở Việt Nam có một số loại được yêu thích như: veneer sồi, veneer óc chó, veneer xoan đào… trong đó veneer óc chó có màu sắc như gỗ tự nhiên, vân đẹp.

4. Phủ Melamine

Được cấu tạo từ 3 lớp: lớp màng phủ bên ngoài, lớp phim tạo màu kĩ thuât, lớp giấy nền; được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo dưới tác động nhiệt độ và áp suất cao. Được phủ nên bề mặt gỗ ván dăm (tạo nên gỗ MFC) hay cốt gỗ MDF, HDF; được ứng dụng và sử dụng rộng rãi nhất.

Ưu điểm:

- Có khả năng chịu nhiệt khá tốt, bề mặt chống chầy xước.
- Nhờ lớp bề mặt keo Melamine bao phủ bên ngoài nên có khả năng chống nước tốt.
- Giá thành rẻ.
- Mẫu mã đa dạng, độ bền màu cao.

Nhược điểm:

Khả năng tạo hình kém, không thể điêu khắc họa tiết.

Gỗ công nghiệp phủ Melamine với mẫu mã đa dạng


Không có nhận xét nào